Lễ hội đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hà Giang

Lễ hội đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hà Giang (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt Nói đến lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng đất này, người ta thường nhắc đến lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn…

Có thể các lễ hội của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang không có quy mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng,Dao, Sán Chỉ…. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫ chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Là một lễ hội của người đồng bào dân tộc H’Mông. Nội dung chính cho lễ hội là Cầu phúc hoặc cầu mệnh.

– Hội cầu phúc: Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thày cúng bói xin cho mở hội Gầu tào nhằm cầu mong có con.

– Hội cầu mệnh: Một gia chủ nào đó bị ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu tào.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng.

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc có mục đích là chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành. Người đàn ông cao tuổi mà chưa trải qua lễ cấp sắc thì cũng bị coi như chưa trưởng thành. Ngược lại, dù còn ít tuổi nhưng đã trải qua lễ cấp sắc thì người đó được phép tham dự bàn bạc những công việc của làng bản, dòng họ…

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Theo phong tục của người Lô Lô, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên (ông tổ “duỳ khế”) và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị (hình người) để thờ cúng. Người Lô Lô cho rằng, tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành hai hệ: tổ tiên gần (duỳ khế) – các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa (pờ xi) – những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi. Các gia đình Lô Lô thường lập bàn thờ tổ tiên ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng gỗ, được cắm hoặc cài ở vách phía trên bàn thờ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên.

Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

Trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo, tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời. Các khu vực người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng, nơi thần rừng cư ngụ, được người dân gìn giữ và bảo vệ bởi các luật tục và điều kiêng kỵ, không được xâm phạm nơi ở của thần, không được vào rừng chặt cây, lấy củi, săn bắn… Với người Pu Péo, thần rừng (Sau ngun hay Sau nguôn) có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất và được cầu khấn trong hầu hết các nghi lễ thờ cúng

Lễ cúng rừng ở Nàn Ma (Huyện Xín Mần)

Ngày 30 tháng Giêng, cả 7 thôn của xã Nàn Ma đồng loạt cúng thần rừng, đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc trong xã, trong dịp lễ cúng rừng cũng chính là dịp ăn tết tháng Giêng, mọi người đều nghỉ việc không làm nương rẫy mà tổ chức vui chơi, thăm hỏi lẫn nhau. Đặc biệt là trong dịp lễ cúng rừng, đồng bào kiêng chặt cây, kiêng cắt cỏ, thậm chí kiêng cả hái rau ở vườn. Tất cả mọi người kiêng kỵ như vậy để chuẩn bị tinh thần cho một năm lao động mới với hy vọng những điều tốt đẹp.

Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô

Lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô mang tính tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến ở các cư dân nông nghiệp. Vào dịp tổ chức lễ hội, hầu như mọi sinh hoạt của người Lô Lô đều hướng vào việc cầu mưa. Họ tâm nguyện, cầu khấn, ước ao những hạt mưa rơi xuống tưới tắm cho cánh đồng Mèo Vạc ngày càng xanh tốt, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm.

Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí

Theo phong tục truyền thống, gần đến ngày tết tháng Bảy, những người đứng đầu trong các làng bản, hội đồng già làng gồm các tộc trưởng của các dòng họ Vương, Long, Lù, Nông tập trung tại nhà già làng (mủ cốc) để chọn ngày tốt, ngày đẹp thông qua cách tính mười hai con giáp và bằng hình thức xem chân gà để làng tổ chức ăn tết. Sau khi đã chọn được ngày tốt, già làng sẽ giao nhiệm vụ cho “sú vé” là người giúp việc cho hội đồng già làng đi thông báo cho các gia đình trong bản biết là năm nay làng sẽ ăn tết vào ngày này và kết thúc vào ngày này

Tìm trên google : lễ hội hà giang, le hoi ha giang, các lễ hội đặc sắc ở hà giang, cac le hoi dac sac o ha giang, lễ hội người lô lô hà giang, le hoi nguoi lo lo ha giang, lễ khu cù tê người la chí, ,le khu cu te cua nguoi la chi, văn hóa hà giang, van hoa ha giang, du lịch tâm linh hà giang, du lich tam linh ha giang

4.2/5 - (34 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Giang

HÀ GIANG

Vị trí Hà Giang trên bản đồ Việt Nam

nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang. Địa phương có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu.

Bạn có biết: Với chiều dài 185 km, con đường mang tên Hạnh Phúc được nối từ thành phố Hà Giang xuyên cao nguyên đá Đồng Văn là con đường được hoàn thành toàn bộ bằng sức người.

  • Diện tích: 7.927,55 km²
  • Dân số: 887.100 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 10 huyện
  • Vùng: Đông Bắc
  • Mã điện thoại: 219
  • Biển số xe: 23